Xử lý nước cấp đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt và công nghiệp, giúp loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và kim loại nặng. Quy trình xử lý phù hợp đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ sức khỏe và thiết bị. Quý khách hàng hãy tìm hiểu công nghệ xử lý nước cấp hiệu quả cho sinh hoạt cũng như sản xuất công nghiệp do ATS Water Technology phát triển qua bài viết sau nhé!
1. Vì sao cần xử lý nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất?
Nguồn nước đầu vào có thể chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng và các hợp chất hóa học gây hại. Nếu không được xử lý đúng cách, nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị trong các ngành công nghiệp.
Việc xử lý nước cấp giúp đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn an toàn cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời tối ưu hóa chi phí vận hành.
Một số vấn đề phổ biến của nguồn nước đầu vào bao gồm:
- Ô nhiễm hữu cơ: Sự gia tăng các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái.
- Ô nhiễm kim loại nặng: Hàm lượng kim loại như chì (Pb) trong nước tại một số khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn nhiều lần.
- Ô nhiễm vi sinh vật: Nhiều mẫu nước ăn uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh, với tỷ lệ E. Coli và Coliform cao.
- Độ cứng cao: Nước ngầm tại nhiều khu vực có độ cứng vượt mức cho phép, dễ gây đóng cặn trong đường ống và thiết bị.
- Tạp chất lơ lửng: Nước mặt chứa nhiều bùn đất, rong rêu, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

Xem thêm: 9 chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến
Để đảm bảo an toàn, nước cấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng:
- Đối với nước sinh hoạt: Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế quy định các chỉ tiêu về kim loại nặng, chất hữu cơ độc hại, vi sinh vật gây bệnh (E. Coli, Coliform), cũng như độ đục, màu sắc và mùi vị để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Đối với nước sản xuất: Tùy từng ngành công nghiệp, nước sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ:
- Ngành dược phẩm: Yêu cầu nước có độ tinh khiết cao.
- Ngành điện tử: Cần nước có độ dẫn điện cực thấp để tránh ảnh hưởng đến linh kiện.
- Ngành thực phẩm: Nước phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hóa chất độc hại.

2. Quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
Nước cấp đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt và công nghiệp, đòi hỏi phải được xử lý để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, cặn bẩn và các hợp chất gây hại. Quy trình xử lý nước cấp bao gồm nhiều giai đoạn, nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng. Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp sẽ như sau:

2.1. Giai đoạn tiền xử lý
Nước từ bồn chứa được bơm qua thiết bị lọc tự rửa Amiad có kích thước lọc 200 – 300μm. Quá trình này giúp loại bỏ một phần chất rắn lơ lửng trong nguồn nước, đồng thời bảo vệ hệ thống lọc siêu lọc (Ultrafiltration – UF) ở bước tiếp theo.
Sau khi đi qua lọc đĩa/lọc lưới, nước sẽ được dẫn vào hệ thống UF. Với kích thước lọc 0,02μm và cơ chế lọc từ trong ra ngoài (inside-out), màng UF X-Flow của Pentair có khả năng loại bỏ các tạp chất nhỏ hơn kích thước vi khuẩn, bao gồm chất keo, nhũ tương, chất rắn lơ lửng và hầu hết các phân tử lớn trong nước. Nước sau UF được lưu trữ trong bồn chứa, trong đó một phần cấp cho hệ thống RO, phần còn lại được sử dụng để rửa ngược UF.
Nguồn nước từ bồn UF sẽ được bơm qua bộ lọc tinh Aqualine 5μm trước khi vào hệ thống RO. Bước này giúp loại bỏ bụi, cặn bẩn còn sót lại, đồng thời bảo vệ bơm cao áp và màng RO khỏi nguy cơ tắc nghẽn.
Hóa chất chống cáu cặn PWT (SpectraGuard™ 360) được bơm định lượng vào hệ RO nhằm kiểm soát các thành phần gây cáu cặn, giúp kéo dài tuổi thọ màng RO, nâng cao hiệu suất xử lý và kéo dài chu kỳ vệ sinh CIP (Clean In Place). Hóa chất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn NSF/ANSI 60, phù hợp sử dụng trong ngành thực phẩm và nước uống.

2.2. Giai đoạn xử lý chính
Hệ thống sử dụng màng RO công nghiệp LG BW 400 AFR G2, áp dụng công nghệ Thin Film Nanocomposite (TFN), giúp loại bỏ muối với hiệu suất khử tới 99,8%. Màng này có khả năng loại bỏ hầu hết các tạp chất, mang lại nguồn nước sạch, an toàn cho thực phẩm và đồ uống.
Ngoài ra, công nghệ Feed Spacer low dP giúp giảm thiểu chênh lệch áp suất, hạn chế tình trạng cặn bẩn bám trên màng RO, giảm tổn thất áp suất và kéo dài tuổi thọ màng, từ đó tăng hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí vận hành.
Hệ thống sử dụng vỏ màng RO Codeline của Pentair, được chế tạo từ vật liệu cao cấp, có khả năng chịu áp suất cao, giúp bảo vệ màng RO khỏi các tác động bên ngoài và hạn chế rò rỉ nước trong quá trình vận hành.

2.3. Giai đoạn bảo dưỡng hệ thống
Sau một thời gian vận hành, hệ thống cần được súc rửa định kỳ (CIP – Clean In Place) nhằm phục hồi lưu lượng nước và duy trì hiệu suất xử lý.
- Hóa chất tẩy rửa màng PWT: Được sử dụng để loại bỏ chất bẩn hữu cơ, màng sinh học, hydroxide kim loại (sắt), cáu cặn vô cơ (CaCO3, silica) bám trên bề mặt màng RO, giúp hệ thống duy trì hiệu suất lọc ổn định.
- Thiết bị lọc tinh Aqualine: Trong quá trình súc rửa CIP, bộ lọc tinh này giúp lọc cặn bẩn được loại ra khỏi hệ thống, ngăn chặn tình trạng cáu cặn tái bám vào màng RO, đảm bảo hệ thống xử lý nước cấp luôn đạt hiệu suất tối ưu.

3. Ứng dụng của quy trình xử lý nước cấp sản xuất
Quy trình xử lý nước cấp ứng dụng công nghệ RO giúp loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Nhờ đó, nước sau xử lý có thể được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn.
- Ngành dệt may: Nước sạch là yếu tố quan trọng trong quá trình nhuộm và xử lý vải. Việc sử dụng nước đạt chuẩn giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm, giữ màu sắc và độ bền của vải, đồng thời bảo vệ thiết bị, hạn chế tích tụ cặn bẩn và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Ngành sản xuất giấy: Sử dụng nước được xử lý qua hệ thống màng RO giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và các chất khoáng, đảm bảo chất lượng giấy, bảo vệ thiết bị và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Ngành sản xuất sơn: Sử dụng nguồn nước đã qua xử lý giúp đảm bảo chất lượng và độ bền màu của sơn, đồng thời hỗ trợ quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả.
- Ngành sản xuất cao su: Sử dụng nước đạt chuẩn giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cao su từ khâu xử lý mủ cao su đến công đoạn chế biến thành các sản phẩm cuối cùng, đồng thời góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Các ứng dụng khác trong sinh hoạt: Nước xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT được sử dụng trong khách sạn, nhà hàng, trường học và khu dân cư để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt.

4. Các câu hỏi thường gặp về xử lý nước cấp
Quy trình xử lý nước cấp gồm những giai đoạn nào?
Quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt, công nghiệp gồm tiền xử lý (loại bỏ cặn bẩn, bảo vệ thiết bị), xử lý chính (lọc UF, RO) và giai đoạn bảo dưỡng hệ thống.
Nguồn nước đầu vào được lấy từ đâu?
Nguồn nước có thể từ nước ngầm, nước mặt, nước biển hoặc nước thủy cục, mỗi loại cần phương pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn sử dụng.
Cách kiểm tra chất lượng nước cấp như thế nào?
Chất lượng nước được đánh giá qua các chỉ tiêu vật lý, hóa học, vi sinh, kiểm tra bằng bộ test nhanh, máy đo hoặc lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm.
Các vấn đề nào có thể xảy ra trong quy trình xử lý nước?
Tùy vào công nghệ xử lý, các vấn đề thường gặp có thể bao gồm cáu cặn, ô nhiễm vi sinh, suy giảm hiệu suất hệ thống, tắc nghẽn thiết bị, hao mòn vật liệu lọc và yêu cầu bảo trì định kỳ.
Như vậy, quy trình xử lý nước cấp giúp đảm bảo chất lượng nước an toàn cho sinh hoạt và công nghiệp. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp không chỉ nâng cao hiệu suất sử dụng, mà còn tối ưu chi phí vận hành. Quý khách hàng liên hệ ngay với chúng tôi – ATS Water Technology để được tư vấn giải pháp xử lý nước cấp đạt chuẩn nhất nhé!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NƯỚC ATS
- Trụ sở chính: 54/18 Bùi Quang Là, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Chi nhánh: 77 ĐHT10B, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, TP. HCM
- Tư vấn hỗ trợ: (028) 6258 5368 – (028) 6291 9568
- Email: info@atswatertechnology.com
- Mạng xã hội: Facebook | LinkedIn | Zalo Official