Nước nhiễm chì là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà máy và cơ sở sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và an toàn lao động. Nhiều nơi thường không nhận thức được dấu hiệu của chì trong nguồn nước cho đến khi những tác hại nghiêm trọng xảy ra. Theo dõi bài viết sau của ATS Water Technology để tìm hiểu cách nhận biết nước bị nhiễm chì, những tác hại của nó đối với sản xuất công nghiệp, nguyên nhân gây ra tình trạng này, cũng như các phương pháp hiệu quả để xử lý nước nhiễm chì trong quy mô công nghiệp nhé.

1. Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là nước mà chứa hàm lượng chì (Pb2+) ở mức độ vượt quá 0,01 mg/L. Đây là ngưỡng giới hạn cho phép dành cho nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Lưu ý, quy chuẩn này không áp dụng cho nước uống.

Hàm lượng chì trong nước sinh hoạt và sản xuất không được vượt quá 0,01 mg/L
Hàm lượng chì trong nước sinh hoạt và sản xuất không được vượt quá 0,01 mg/L

2. Cách nhận biết nước nhiễm chì

Nước bị nhiễm chì thường không có dấu hiệu rõ ràng, vì ion chì (Pb2+) trong nước không có màu, không mùi và không vị. Do đó, để xác định sự hiện diện của chì, việc xét nghiệm nước là phương pháp duy nhất.

Có hai cách để thực hiện xét nghiệm nước:

  • Liên hệ với đơn vị cung cấp nước: Quý khách có thể yêu cầu cơ sở cung cấp nước thực hiện xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng chì trong nguồn nước. Đây là cách thuận tiện, tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đồng ý với yêu cầu này.
  • Tự lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm: Quý khách cũng có thể tự thu thập mẫu nước và gửi đến các đơn vị chuyên nghiệp để thực hiện xét nghiệm. Điều này cho phép kiểm soát quá trình và nhận được kết quả độc lập.

Việc tiến hành xét nghiệm định kỳ là cần thiết để đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Cần lấy mẫu xét nghiệm để biết được nước có bị nhiễm chì hay không
Cần lấy mẫu xét nghiệm để biết được nước có bị nhiễm chì hay không

3. Tác hại của nước nhiễm chì với sản xuất công nghiệp

Nước bị nhiễm chì có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bao gồm:

  • Ăn mòn và hư hại thiết bị: Chì có khả năng làm tăng tốc độ ăn mòn trong các hệ thống ống dẫn và thiết bị. Sự hiện diện của chì trong nước có thể dẫn đến hư hại nghiêm trọng đối với máy móc, thiết bị, gây giảm hiệu suất và tăng chi phí bảo trì.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra: Nếu nước nhiễm chì được sử dụng trong các ngành công nghiệp sử dụng nước trong sản phẩm của họ (như thực phẩm và đồ uống) sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng với sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. Theo CDC, ô nhiễm chì trong nguồn nước có thể gây ra thương não bộ và hệ thần kinh của trẻ, dẫn đến sự phát triển chậm và các vấn đề về học tập. Điều này còn có thể dẫn đến các vấn đề về pháp lý, thu hồi sản phẩm và làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
  • Rủi ro sức khỏe cho người lao động: Tiếp xúc với nước có hàm lượng chì cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người lao động. Theo WHO, nhiễm độc chì có thể làm tăng tăng nguy cơ huyết áp cao, các vấn đề về tim mạch và tổn thương thận. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên mà còn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ nghỉ việc và chi phí y tế cho doanh nghiệp.
Nước nhiễm chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.
Nước nhiễm chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong ngành F&B

4. Nguyên nhân ô nhiễm chì trong nước

Nguyên nhân nước nhiễm chì có thể bao gồm:

  • Hệ thống cấp nước cũ: Một nguồn gốc chính là các hệ thống cấp nước cũ sử dụng ống nước chì hoặc hàn chì. Khi nước chảy qua các ống này, chì có thể bị hòa tan vào nước và gây ô nhiễm.
  • Vật liệu trong hệ thống cấp nước: Các vật liệu sử dụng trong hệ thống cấp nước như ống nước chì, bồn chứa nước chì, vòi nước chì hoặc hàn chì có thể là nguồn gốc gây ô nhiễm chì. Khi các vật liệu này bị mòn hoặc xuống cấp, chì có thể bị giải phóng và nhiễm vào nước.
  • Ô nhiễm môi trường và hoạt động công nghiệp: Các hoạt động như khai thác và chế biến quặng chì, sản xuất kim loại, xử lý mạ, sản xuất pin chì hoặc sử dụng chất chứa chì trong các ngành công nghiệp khác có thể tạo ra chì và gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.
  • Nguồn nước ngầm: Nếu nguồn nước ngầm chứa chì, nước từ các giếng khoan hoặc nguồn nước ngầm có thể bị nhiễm chì. Điều này có thể xảy ra trong các khu vực có mỏ chì hoặc nơi có lưu lượng nước chảy qua các tầng đất chứa chì.
  • Sự tác động của hóa chất: Việc sử dụng các hóa chất như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón hoặc các loại hóa chất khác gần các nguồn nước có thể góp phần gây ô nhiễm chì trong nguồn nước.
Các hệ thống cấp nước cũ có thể gây ô nhiễm chì trong nước
Các hệ thống cấp nước cũ có thể gây ô nhiễm chì trong nước

5. Cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả

Việc quản lý và kiểm soát chì trong nước cấp sản xuất là rất quan trọng để bảo vệ cả con người và thiết bị, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến dùng để loại bỏ chì trong nguồn nước:

5.1. Sử dụng màng lọc nước

Màng lọc thẩm thấu ngược (RO)màng nano là hai công nghệ tiên tiến trong việc xử lý nước nhiễm chì. Nguyên lý hoạt động của các phương pháp này dựa trên việc sử dụng màng bán thấm để tách các ion chì và tạp chất khác ra khỏi nước.

  • Thẩm thấu ngược (RO): Trong quá trình này, nước bị ép qua màng bán thấm dưới áp suất cao, cho phép chỉ các phân tử nước và một số ion nhỏ đi qua, trong khi giữ lại các ion kim loại nặng như chì. Điều này giúp giảm nồng độ chì trong nước đến mức an toàn.
  • Màng nano: Tương tự như RO, nhưng với kích thước lọc lớn hơn, màng nano có khả năng loại bỏ các ion kim loại nặng trong đó có chì (Pb2+). Phương pháp này thường tiêu tốn ít năng lượng hơn và có thể hoạt động hiệu quả hơn trong một số điều kiện nhất định.

Cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ chì và các tạp chất khác, giúp đảm bảo nước sạch và an toàn cho người sử dụng.

Màng RO và nano đều hiệu quả cao trong việc loại bỏ chì và tạp chất trong nước
Màng RO và nano đều hiệu quả cao trong việc loại bỏ chì và tạp chất trong nước

5.2. Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion

Phương pháp này sử dụng các loại hạt nhựa trao đổi ion SAC (strong acid cation) hoặc WAC (weak acid cation) để loại bỏ ion chì khỏi nước. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này dựa trên sự trao đổi giữa các ion trong nước và các ion có trong hạt nhựa. Khi nước bị nhiễm chì chảy qua lớp hạt nhựa chứa các ion dương (như natri hoặc canxi), các ion chì trong nước sẽ bị hạt nhựa hấp phụ và thay thế bằng các ion H+ từ hạt nhựa. Quá trình này giúp giảm nồng độ ion chì trong nước, làm cho nước đạt chuẩn an toàn để tiêu thụ.

Hạt nhựa trao đổi ion (SAC/WAC) được dùng để xử lý chì trong nước
Hạt nhựa trao đổi ion (SAC/WAC) được dùng để xử lý chì trong nước

5.3. Sử dụng than hoạt tính để hấp phụ chì

Phương pháp sử dụng than hoạt tính để xử lý chì là một kỹ thuật phổ biến trong xử lý nước, dựa trên khả năng hấp thụ của than hoạt tính đối với các chất ô nhiễm, bao gồm cả ion chì.

Than hoạt tính có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc xốp, cho phép nó hấp phụ các ion chì và các tạp chất khác khi nước chảy qua. Khi các phân tử chì tiếp xúc với bề mặt than hoạt tính, chúng sẽ bị giữ lại, trong khi nước sạch tiếp tục đi qua. Quá trình này giúp giảm nồng độ chì trong nước. Tuy nhiên hiệu quả loại bỏ chì của than hoạt tính không cao.

Tháp lọc than hoạt tính có thể hấp phụ chì nhưng hiệu quả kém
Tháp lọc than hoạt tính có thể hấp phụ chì nhưng hiệu quả kém

Bảng sau đây tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm chính của từng phương pháp trên, giúp các cơ sở công nghiệp lựa chọn phương pháp xử lý nước nhiễm chì phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình.

PHƯƠNG PHÁP ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
LỌC MÀNG
  • Màng RO và màng nano có hiệu quả cao trong loại bỏ chì.
  • Phương pháp này còn loại bỏ vi khuẩn, virus và các tạp chất độc hại khác, giúp cải thiện chất lượng nước tổng thể.
  • Hệ thống màng lọc thường yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu lớn cho thiết bị và lắp đặt.
  • Quá trình thẩm thấu ngược cần năng lượng cao để tạo áp suất, dẫn đến chi phí vận hành tăng.
TRAO ĐỔI ION
  • Có khả năng giảm nồng độ chì xuống mức an toàn theo như các quy định nghiêm ngặt.
  • Hiệu quả cho việc xử lý khối lượng nước lớn.
  • Cần tái sinh hạt nhựa định kỳ để đảm bảo hiệu quả.
  • Quá trình tái sinh và sử dụng hạt nhựa có thể tạo ra chất thải rắn hoặc nước thải chứa ion chì và các hóa chất khác, cần phải được xử lý an toàn.
HẤP THỤ BẰNG THAN HOẠT TÍNH Quy trình đơn giản, dễ thực hiện
  • Cần thay thế định kỳ.
  • Hiệu quả loại bỏ Chì trong nước không cao.

Bảng so sánh các phương pháp xử lý nước nhiễm chì

6. Câu hỏi thường gặp về nước nhiễm chì

Hàm lượng chì an toàn trong nước là bao nhiêu?

Hàm lượng chì an toàn trong nước cấp sinh hoạt và sản xuất không được vượt quá 0,01 mg/L theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT.

Làm sao để biết nguồn nước có bị nhiễm chì không?

Cách duy nhất để xác định nước bị nhiễm chì là thông qua xét nghiệm. Quý khách có thể liên hệ với cơ sở cung cấp nước hoặc tự lấy mẫu gửi đến các đơn vị xét nghiệm.

Các biện pháp xử lý nước bị nhiễm chì là gì?

Các biện pháp xử lý bao gồm hấp phụ, trao đổi ion, sử dụng màng lọc, chưng cất, kết tủa hóa học… Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với các điều kiện và yêu cầu khác nhau.

Công nghệ màng RO xử lý nước nhiễm chì như thế nào?

Công nghệ màng thẩm thấu ngược (RO) sử dụng áp lực để ép nước qua màng bán thấm, loại bỏ các ion chì Pb2+ và các tạp chất khác.

Việc xử lý nước nhiễm chì là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở công nghiệp, không chỉ nhằm tuân thủ các quy định về môi trường mà còn để bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các phương pháp xử lý nước bị nhiễm chì như hấp phụ, trao đổi ion và lọc qua màng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việc lựa chọn phương pháp phù hợp là cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu Quý khách đang tìm kiếm các công nghệ, giải pháp xử lý nước cấp hiệu quả cho cơ sở của mình, hãy liên hệ với ATS Water Technology để được tư vấn chi tiết theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NƯỚC ATS

Tài liệu tham khảo