Giảm trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải là vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Ứng dụng thiết bị lọc Amiad của Israel sẽ góp phần giúp nhà máy xử lý nước thải loại bỏ hiệu quả trứng giun sán, đảm bảo nước tái sử dụng an toàn và tiết kiệm chi phí. Quý khách hàng hãy cùng ATS Water Technology tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin này qua bài viết sau nhé!
1. Nguy cơ về sức khỏe từ trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải
Nước thải, đặc biệt là từ các khu vực dân cư, nông nghiệp hoặc công nghiệp, chứa nhiều thành phần ô nhiễm, trong đó có trứng giun sán. Những trứng này có kích thước rất nhỏ, nhưng lại có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường nước, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người và động vật.
Bệnh về giun sán không thể lây trực tiếp từ người sang người. Giun sán lây thông qua việc tiếp xúc với trứng giun và trứng giun sán đưa vào cơ thể người. Khi nhiễm giun sán, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Sốt kéo dài, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, ngứa ngoài da, thiếu máu gây xanh xao, mệt mỏi.
Khi tái sử dụng nước thải để tưới tiêu hoặc cung cấp nước sạch cho chăn nuôi mà không được xử lý đúng cách, nguy cơ phát tán trứng giun sán vào nguồn nước hoặc thức ăn là rất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe cộng đồng, mà còn tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Giun sán là một thuật ngữ chung để chỉ các loại ký sinh trùng gây bệnh ở người và động vật. Trứng giun sán là một trong những tác nhân gây nhiễm các bệnh giun sán, một nhóm bệnh phổ biến trên toàn cầu.
Mặc dù giun sán là động vật đa bào, nhưng trứng của chúng rất nhỏ (khoảng 20 đến 80 μm), thường xuất hiện trong nước thải, bùn và chất thải với mật độ khác nhau. Trứng giun sán có thể lây nhiễm cho con người qua ba con đường chính: ăn phải thực vật bị ô nhiễm bởi bùn thải hoặc chất thải, tiếp xúc trực tiếp với bùn hoặc vật liệu phân bón bị nhiễm trứng, và ăn phải thịt hoặc cá bị nhiễm giun sán.
Trứng của các loài giun sán khác nhau có hình dạng, kích thước và khả năng chống chịu với các yếu tố môi trường cũng khác nhau. Tình trạng sức khỏe và điều kiện vệ sinh ở từng quốc gia có sự khác biệt, dẫn đến sự đa dạng về loại trứng giun sán và mức độ ô nhiễm trong nước thải và bùn.
Trong số các loại giun sán, trứng giun đũa là phổ biến nhất, và bệnh giun đũa cũng là bệnh giun sán phổ biến nhất trên toàn cầu.
2. Các phương pháp loại bỏ trứng giun sán có trong hệ thống xử lý nước thải
Việc giảm trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người. Việc giảm vi khuẩn gây bệnh, vi-rút và động vật nguyên sinh thường được thực hiện bằng khử trùng oxy hóa (ví dụ bằng chlor) hoặc khử trùng tia cực tím (UV), hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Nhưng đối với trứng giun sán, do độ dày và cấu trúc nhiều lớp của chúng, trứng giun sán có khả năng kháng clo và khử trùng bằng tia cực tím (UV).
Vì nguyên nhân trên, cơ chế để loại bỏ trứng giun sán tại các nhà máy xử lý nước thải là cơ chế lọc. Để tiết kiệm chi phí, phương pháp lọc cát đã được cân nhắc sử dụng. Lọc cát có khả năng loại bỏ trứng giun sán trong nước, nhưng việc xác định được chính xác mức độ hiệu quả của việc giảm thiểu trứng giun sán phụ thuộc vào quá trình lọc và các thông số kỹ thuật cụ thể.
Bên cạnh đó, một cơ chế khác được sử dụng để loại bỏ trứng giun sán tiết kiệm chi phí hơn là phương pháp lắng. Nước tái sử dụng được lưu trong bể chứa trong thời gian vài ngày đến vài tuần để có thời gian lắng các chất rắn bao gồm cả trứng giun sán. Vì trứng giun sán có trọng lượng riêng lớn hơn 1 N/m3, nên chúng có xu hướng lắng xuống sau một khoảng thời gian lưu đủ dài.
Việc sử dụng phương pháp lắng để loại bỏ trứng giun sán được công nhận là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát trứng giun sán trong nhiều thập kỷ. Nhưng có một vấn đề chính ở đây là, thời gian lưu nước nên kéo dài bao lâu là đủ? Câu trả lời phụ thuộc vào nồng độ trứng giun sán trong nước thải thô tại các nhà máy xử lý nước tái sử dụng và thiết kế vận hành của nhà máy.
Hướng dẫn của Úc về nước tái sử dụng chỉ định, phải lưu nước ≥ 25 ngày để đảm bảo mức giảm trứng giun sán đạt yêu cầu dùng trong chăn nuôi gia súc.
3. Ứng dụng thiết bị lọc Amiad để giảm trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải ở Úc
Nhiều nhà máy xử lý nước thải đã chọn phương pháp lưu nước trong hơn 25 ngày để giảm thiểu trứng giun sán trong nước trước khi tái sử dụng để tưới tiêu và cho chăn nuôi gia súc, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống. Tuy nhiên điều này dẫn đến tốn diện tích xây dựng bể chứa nước, với thời gian lưu nước 25 ngày là một thể tích khổng lồ cho các nhà máy xử lý nước.
Nhà máy xử lý nước thải Melton ở Úc, gặp vấn đề về khả năng lưu trữ nước của họ. Theo hướng dẫn của Úc về nước tái sử dụng, chỉ định phải lưu nước ≥ 25 ngày. Trong khi đó, khả năng lưu trữ nước ngày càng giảm, công suất lại tăng lên, dẫn đến nhà máy không thể làm theo chỉ định.
Họ đã đưa ra 2 ý tưởng là xây thêm bể chứa hoặc lắp đặt thêm thiết bị lọc để loại bỏ trứng giun sán, mà không cần phải lưu nước quá 25 ngày. Thách thức của nhà máy đặt ra là, phải đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí, thay thế ý tưởng xây thêm bể chứa, đồng thời xử lý việc loại bỏ trứng giun sán chỉ bằng phương pháp lọc cơ học.
3.1. Giải pháp của Amiad
Sau khi giới thiệu cho khách hàng các công nghệ lọc khác nhau (4 công nghệ lọc của Amiad) bao gồm lọc bằng lưới, lọc vi sợi, lọc bằng vật liệu và lọc đĩa, khách hàng đã chọn hệ thống lọc đĩa.
Sau đó, Amiad đã thiết kế và cung cấp hệ thống bao gồm 4 thiết bị lọc đĩa 10 x 4” Spin Klin™ Galaxy (kích thước lọc 20 µm), kết hợp hệ thống rửa ngược sử dụng nguồn nước sau lọc và vận hành bằng bộ điều khiển PLC. Ngoài ra, hệ thống còn có thể mở rộng để tăng công suất khi nhà máy mở rộng trong tương lai.
3.2. Kết quả
Hệ thống đã hoạt động từ tháng 4 năm 2016, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho khách hàng:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Không cần xây thêm bể chứa lớn, giảm chi phí và tối ưu diện tích nhà máy.
- Tăng hiệu quả vận hành: Cải thiện công suất xử lý nước, giảm quy trình CIP và nhu cầu sử dụng hóa chất.
- Giảm lượng chlor: Giảm đáng kể lượng chlor châm vào nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường.
Sự kết hợp giữa hệ thống lọc đĩa Spin Klin™ Galaxy và công nghệ điều khiển tự động của Amiad đã chứng minh là giải pháp hiệu quả, bền vững, giúp nhà máy đáp ứng tốt các yêu cầu xử lý nước tái sử dụng một cách tối ưu.
4. Câu hỏi thường gặp
Trứng giun sán trong nước thải gây nguy hiểm như thế nào?
Trứng giun sán có thể tồn tại lâu trong nước và gây bệnh như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu khi con người nhiễm phải.
Vì sao cần giảm trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải?
Loại bỏ trứng giun sán giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn lây lan bệnh qua nước tưới tiêu và nước cho chăn nuôi.
Thiết bị lọc Amiad hoạt động như thế nào để giảm trứng giun sán?
Amiad sử dụng hệ thống lọc đĩa với kích thước lọc 20 µm để loại bỏ trứng giun sán trong nước thải.
Công nghệ lọc đĩa Spin Klin™ Galaxy của Amiad có gì đặc biệt?
Hệ thống lọc đĩa của Amiad có khả năng lọc ở kích thước 20 µm, tự rửa ngược và mở rộng công suất dễ dàng.
Thiết bị lọc Amiad giúp tiết kiệm chi phí vận hành như thế nào?
Thiết bị giúp giảm lượng Clo, cải thiện công suất nhà máy và giảm nhu cầu xây bể chứa lớn.
Thiết bị lọc Amiad có phù hợp cho nhà máy mở rộng công suất không?
Có, hệ thống lọc đĩa Spin Klin™ Galaxy của Amiad dễ dàng mở rộng công suất khi cần thiết.
Như vậy, sử dụng thiết bị lọc Amiad là giải pháp tối ưu để giảm trứng giun sán trong tái sử dụng nước thải. Với công nghệ lọc đĩa tiên tiến, các nhà máy xử lý nước có thể đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn và tiết kiệm chi phí vận hành. Quý khách hàng muốn nhận được sự tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – ATS Water Technology nhé!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NƯỚC ATS
- Trụ sở chính: 54/18 Bùi Quang Là, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Chi nhánh: 77 ĐHT10B, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, TP. HCM
- Tư vấn hỗ trợ: (028) 6258 5368 – (028) 6291 9568
- Email: info@atswatertechnology.com
- Mạng xã hội: Facebook | LinkedIn | Zalo Official