Công nghệ màng RO chống cáu cặn là một công nghệ vượt trội, sự ra đời của công nghệ này đã giải quyết vấn đề cáu cặn cho màng RO trong nhiều ứng dụng phổ biến như xử lý nước biển, tái sử dụng nước, xử lý nước nhiễm mặn… hiện nay. Mời Quý khách hàng cùng ATS Water Technology cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Vấn đề cáu cặn trên màng RO
Ngày nay, màng lọc RO được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xử lý nước sạch, nước thải và các ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ màng RO để khử mặn và xử lý nước thải là hiện tượng bám bẩn trên bề mặt màng.
Cáu cặn làm giảm thông lượng thấm qua màng RO, giảm chất lượng nước thành phẩm và tăng điện năng tiêu thụ. Sự tắc nghẽn của màng cũng làm tăng nhu cầu thực hiện quy trình CIP màng định kỳ của các nhà máy. Những vấn đề này làm giảm hiệu quả của quy trình sản xuất, tăng chi phí vận hành và gây ra các vấn đề môi trường.
2. Công nghệ màng RO chống cáu cặn của NanoH2O
Để giải quyết những vấn đề này, NanoH2O đã phát triển màng RO LG BW AFR là sự kết hợp hoàn hảo giữa khả năng chống cáu cặn và khả năng khử cao phù hợp ứng dụng cho các nguồn nước nhiễm mặn, nước thải tái sử dụng…
Màng lọc RO chống cáu cặn LG BW AFR được sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ cấu trúc vật liệu nano TFN (Thin Film Nanocomposite) cùng với đó trên bề mặt lớp polyamide được phủ thêm một lớp vật liệu chống bám bẩn giúp tăng cường khả năng chống bám bẩn anti-fouling (AF), ức chế sự hấp phụ của các chất bẩn, duy trì sự ổn định và hiệu suất của màng.
Các đặc tính bề mặt màng chẳng hạn như độ nhám bề mặt, tính ưa nước và điện tích có thể được xác định bằng cách sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử Atomic Force Microscopy (AFM), các phép đo góc tiếp xúc và điện thế zeta. Các nghiên cứu trước đây thường chỉ ra rằng bề mặt màng mịn hơn, ưa nước hơn và trung tính hơn mang lại khả năng chống bám bẩn tốt hơn.
Các kỹ thuật này đã được sử dụng để khảo sát các đặc tính bề mặt của màng LG BW AFR. Họ chỉ ra rằng công nghệ màng RO chống cáu cặn vượt trội hơn màng của các đối thủ cạnh tranh về cả ba khía cạnh nêu trên. Chẳng hạn như theo đồ thị điện thế zeta (hình 1) cho thấy điện tích bề mặt của màng LG BW AFR có giá trị gần nhất với mức trung tính hơn so với các màng chống bám bẩn của đối thủ cạnh tranh trên cùng một phạm vi pH rộng.
Trong một thí nghiệm để nghiên cứu sự bám dính của vi khuẩn lên bề mặt màng, protein huỳnh quang xanh được sử dụng như một chất đánh dấu vi khuẩn để phân tích sự hiện diện và mật độ của màng sinh học trên bề mặt màng RO. Các chủng E. coli được nuôi cấy trên bề mặt màng trong 20 ngày ở 30°C.
Các hình ảnh hiển thị bên dưới được chụp bằng kính hiển vi quét laze, cho thấy sự phát triển của màng sinh học ít được tìm thấy hơn trên màng LG BW AFR so với các sản phẩm chống bám bẩn của đối thủ cạnh tranh.
Các quy trình làm sạch CIP cũng được thực hiện trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cho thấy rằng công nghệ màng RO chống cáu cặn thể hiện khả năng loại bỏ muối ổn định và khả năng phục hồi thông lượng thấm sau khi làm sạch tốt hơn so với màng của đối thủ cạnh tranh.
3. Lợi ích của công nghệ màng RO chống cáu cặn mang lại
Dưới đây là một số lợi ích của công nghệ màng RO chống cáu cặn mang lại, quý khách hàng hãy tham khảo nhé!
- Giúp màng RO có độ bền cao, hiệu quả lọc luôn được duy trì ổn định.
- Chất lượng nước thành phẩm cao với áp suất vận hành thấp giúp tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí vận hành.
- Giảm tần suất phải súc rửa màng RO (CIP) của hệ thống giúp tiết kiệm chi phí hóa chất và giảm thiểu thời gian dừng hoạt động của nhà máy.
- Khả năng lọc phục hồi cao sau khi CIP, thông lượng thấm thay đổi ít trong thời gian vận hành.
- Giảm vốn và chi phí vận hành cho các hệ thống BWRO nhiều pass.
- Ứng dụng phù hợp cho các nguồn nước: nước thải tái sử dụng, nước nhiễm mặn, nước sông…
4. Câu hỏi thường gặp
Các loại cáu cặn phổ biến có thể bám vào màng RO là những gì?
Cáu cặn vô cơ: tạo nên từ các hợp chất muối vô cơ như oxit kim loại, CaCO3, CaSO4, BaSO4, Fe/Mn, SiO2… tồn tại trong nguồn nước. Cáu cặn hữu cơ: tạo nên từ các thành phần hữu cơ như hạt keo, huyền phù, TOC, COD, BOD…. Cáu cặn vi sinh: Do sự tồn tại của vi khuẩn và vi sinh vật trong nước, theo thời gian chúng tạo thành lớp màng sinh học gây ra cáu cặn trên màng RO.
Những ưu điểm chính của việc sử dụng màng RO chống cáu cặn là gì?
Giúp màng RO có độ bền cao, hiệu quả lọc luôn được duy trì ổn định. Chất lượng nước thành phẩm cao với áp suất vận hành thấp giúp tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí vận hành. Giảm tần suất phải súc rửa màng RO (CIP) của hệ thống giúp tiết kiệm chi phí hóa chất và giảm thiểu thời gian dừng hoạt động của nhà máy.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ màng RO chống cáu cặn là gì?
Công nghệ màng RO chống cáu cặn LG BW AFR được sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ cấu trúc vật liệu nano TFN (Thin Film Nanocomposite) cùng với đó trên bề mặt lớp polyamide được phủ thêm một lớp vật liệu chống bám bẩn giúp tăng cường khả năng chống bám bẩn anti-fouling (AF), ức chế sự hấp phụ của các chất bẩn , duy trì sự ổn định và hiệu suất của màng.
Hy vọng qua bài viết này, Quý khách hàng đã có thêm nhiều thông tin về công nghệ màng RO chống cáu cặn. Công ty Công nghệ nước ATS là đơn vị tư vấn giải pháp, công nghệ và cung cấp thiết bị xử lý nước hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Công Nghệ Nước ATS
- Trụ sở chính: 54/18 Bùi Quang Là, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Văn phòng: 77 ĐHT10B, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12, TP. HCM
- Tư vấn hỗ trợ: (028) 6258 5368 – (028) 6291 9568
- Email: info@atswatertechnology.com
- Google Map: https://goo.gl/maps/1wxSUUoqjiZVVNkV6
- Zalo Official: https://zalo.me/3813522383530554134
- Website: www.atswatertechnology.com