Tái sử dụng nước thải đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và ô nhiễm môi trường gia tăng. Sự ra đời của nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, đã mở ra nhiều cơ hội tái sử dụng nước thải cho các mục đích khác nhau, như tưới cây, sản xuất công nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt… Hãy theo dõi bài viết sau của ATS Water Technology để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

tái sử dụng nước thải công nghiệp
Tái sử dụng nước thải là xu hướng tất yếu trong tương lai

1. Tái sử dụng nước thải là gì?

Tái sử dụng nước thải là quá trình ứng dụng các công nghệ tiên tiến để biến nước thải đã qua xử lý thành nước sạch đạt tiêu chuẩn, có thể tái sử dụng trong quá trình sản xuất, vệ sinh nhà máy, hệ thống làm mát và tưới cây trong các khu nhà máy và khu công nghiệp.

Các công nghệ tái sử dụng nước thải phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  • Công nghệ màng lọc thẩm thấu ngược (RO)
  • Công nghệ màng siêu lọc (UF)

Hiện nay, việc xử lý tái sử dụng nước thải giúp tận dụng hiệu quả nguồn nước sạch, giải quyết vấn đề thiếu hụt nước sạch toàn cầu, ngăn chặn lãng phí nước trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này mang lại giá trị kinh tế bền vững cho doanh nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu, đồng thời góp phần duy trì sự cân bằng của môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2. Quy chuẩn tái sử dụng nước thải

Căn cứ vào Thông tư số 41/2018/TT-BYT, quy chuẩn kỹ thuật hiện tại cho nước sạch là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT với các tiêu chuẩn về tái sử dụng nước thải sẽ được cập nhật cụ thể như sau:

STTTên thông sốĐơn vị tínhNgưỡng giới hạn cho phép
Các thông số nhóm A
Thông số vi sinh vật
1ColiformCFU/100 mL<3
2E.Coli hoặc Conform chịu nhiệtCFU/100 mL<1
Thông số cảm quan và vô cơ
3Arsenic (As)mg/L0.01
4Clo dư tự domg/LTrong khoảng 0,2 – 1,0
5Độ đụcNTU2
6Màu sắcTCU15
7Mùi, vịKhông có mùi, vị lạ
8pHTrong khoảng 6,0 – 8,5
Các thông số nhóm B
Thông số vi sinh vật
9Tụ cầu vàng(Staphylococcus aureus)CFU/ 100mL< 1
10Trực khuẩn mủ xanh(Ps. Aeruginosa)CFU/ 100mL< 1
Thông số vô cơ
11Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N)mg/L0,3
12Antimon (Sb)mg/L0,02
13Bari (Bs)mg/L0,7
14Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B)mg/L0,3
15Cadmi (Cd)mg/L3
16Chì (Plumbum) (Pb)mg/L0,01
17Chỉ số pecmanganatmg/L2
18Chloride (Cl)mg/L250 (hoặc 300)
19Chromi (Cr)mg/L0,05
20Đồng (Cuprum) (Cu)mg/L1
21Độ cứng, tính theo CaCO3mg/L300
22Fluor (F)mg/L1,5
23Kẽm (Zincum) (Zn)mg/L2
24Mangan (Mn)mg/L0,1
25Natri (Na)mg/L200
26Nhôm (Aluminium) (Al)mg/L0.2
27Nickel (Ni)mg/L0,07
28Nitrat (NO3– tính theo N)mg/L2
29Nitrit (NO2– tính theo N)mg/L0,05
30Sắt (Ferrum) (Fe)mg/L0,3
31Seleni (Se)mg/L0,01
32Sunphatmg/L250
33Sunfuamg/L0,05
34Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg)mg/L1
35Tổng chất rắn hòa tan (TDS)mg/L1000
36Xyanua (CN)mg/L0,05
Thông số hữu cơ
a. Nhóm Alkan clo hóa
371,1,1 – Tricloroetanµg/L2000
381,2 – Dicloroetanµg/L30
391,2 – Dicloroetenµg/L50
40Cacbontetracloruaµg/L2
41Diclorometanµg/L20
42Tetracloroetenµg/L40
43Tricloroetenµg/L20
44Vinyl cloruaµg/L0,3
b. Hydrocacbua thơm
45Benzenµg/L10
46Etylbenzenµg/L300
47Phenol và dẫn xuất của Phenolµg/L1
48Styrenµg/L20
49Toluenµg/L700
50Xylenµg/L500
c. Nhóm Benzen Clo hóa
511,2 – Diclorobenzenµg/L1000
52Monoclorobenzenµg/L300
53Triclorobenzenµg/L20
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp
54Acrylamideµg/L0,5
55Epiclohydrinµg/L0,4
56Hexacloro butadienµg/L0,6
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật
571,2 – Dibromo – 3 Cloropropanµg/L1
581,2 – Dicloropropanµg/L40
591,3 – Dichloropropenµg/L20
602,4 – Dµg/L30
612,4 – DBµg/L90
62Alachlorµg/L20
63Aldicarbµg/L10
64Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazineµg/L100
65Carbofuranµg/L5
66Chlorpyrifosµg/L30
67Clodaneµg/L0,2
68Clorotoluronµg/L30
69Cyanazineµg/L0,6
70DDT và các dẫn xuấtµg/L1
71Dichlopropµg/L100
72Fenopropµg/L9
73Hydroxyatrazineµg/L200
74Isoproturonµg/L9
75MCPAµg/L2
76Mecopropµg/L10
77Methoxychlorµg/L20
78Molinateµg/L
79Pendimetalinµg/L20
80Permethrin Mg/tµg/L20
81Propanil Uq/Lµg/L20
82Simazineµg/L2
83Trifuralinµg/L20
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ
842,4,6 – Triclorophenolµg/L200
85Bromatµg/L10
86Bromodichloromethaneµg/L60
87Bromoformµg/L100
88Chloroformµg/L300
89Dibromoacetonitrileµg/L70
90Dibromochloromethaneµg/L100
91Dichloroacetonitrlleµg/L20
92Dichloroacetic acidµg/L50
93Formaldehydeµg/L900
94Monochloramineµg/L3,0
95Monochloroacetic acidµg/L20
96Trichloroacetic acidµg/L200
97Trichloroaxetonitrilµg/L1
Thông số nhiễm xạ
98Tổng hoạt độ phóng xạ αBg/L0,1
99Tổng hoạt độ phóng xạ βBg/L1,0

3. Quy trình tái sử dụng nước thải hiệu quả

Với phương châm luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, chúng tôi đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới để tư vấn, triển khai các giải pháp, công nghệ tái sử dụng nước thải hiệu quả nhất. Các giải pháp được thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình tái sử dụng nước thải, chúng tôi xin giới thiệu một dây chuyền công nghệ tiêu biểu mà chúng tôi đã triển khai thành công tại Việt Nam:

3.1. Giai đoạn tiền xử lý

Trong giai đoạn này, nguồn nước từ bồn chứa sẽ được bơm vào thiết bị lọc tự rửa AMIAD có kích thước lọc từ 200 – 300 μm. Quá trình lọc này nhằm loại bỏ một phần chất rắn lơ lửng có trong nguồn nước, đồng thời bảo vệ hệ thống Ultrafiltration (UF) phía sau khỏi các tác động có hại từ những chất cặn bẩn lớn. Sau khi đi qua thiết bị lọc đĩa hoặc thiết bị lọc lưới, dòng nước sẽ được truyền trực tiếp đến hệ thống UF.

Tại hệ thống UF, màng lọc X-Flow của Pentair với kích thước lọc 0,02 μm và cơ chế lọc đặc biệt từ bên trong ra ngoài (inside-out) sẽ loại bỏ sạch các tạp chất có kích thước nhỏ hơn cả vi khuẩn, bao gồm các chất keo, nhũ tương, chất rắn lơ lửng và hầu hết các phân tử lớn có trong nước. Sau quá trình lọc này, nguồn nước đã được làm sạch sẽ được chứa vào bồn chứa.

Tiếp theo, nguồn nước từ bồn chứa sau UF sẽ được đưa đến hệ thống Reverse Osmosis (RO) bằng bơm ly tâm trục ngang và bơm cao áp. Tại vị trí giữa hai loại bơm này, sẽ có bộ lọc tinh Aqualine 5 μm để loại bỏ bụi và cặn bẩn nhỏ còn sót lại, nhằm bảo vệ bơm cao áp và hệ thống RO khỏi các tác nhân gây hại.

Đồng thời, trong quá trình xử lý tái sử dụng nước thải, hóa chất chống cáu cặn PWT cũng sẽ được bơm định lượng vào hệ thống RO. Hóa chất PWT có khả năng kiểm soát tốt các thành phần gây cáu cặn như carbonate (cacbonat – CO32-), sulfat (sunfat – SO42-), phosphate (phosphat – PO43-), hydroxide kim loại, silica… giúp kéo dài tuổi thọ màng lọc, nâng cao hiệu quả xử lý và kéo dài thời gian giữa các chu kỳ Clean In Place (CIP), từ đó tiết kiệm chi phí vận hành. Hơn nữa, hóa chất PWT rất an toàn cho vật nuôi khi có chứng chỉ NSF/ANSI phù hợp cho ăn uống.

Quy trình tái sử dụng nước thải hiệu quả
Quy trình tái sử dụng nước thải gồm hai giai đoạn

3.2. Giai đoạn xử lý chính

Trong giai đoạn chính của quy trình tái sử dụng nước thải, hệ thống thẩm thấu ngược (RO) đóng vai trò quan trọng nhất để loại bỏ các tạp chất có trong nước. ATS đề xuất sử dụng màng RO NanoH2O LG BW 400 AFR, là loại màng được sản xuất bằng công nghệ màng lọc nano TFN (Thin Film Nanocomposite) hiện đại.

Đặc điểm nổi bật của màng này là bề mặt lớp polyamide được phủ thêm một lớp vật liệu đặc biệt có khả năng chống bám bẩn cao, giúp ngăn ngừa hiệu quả các tạp chất bám dính lên bề mặt màng trong quá trình hoạt động.

Nhờ cấu trúc đặc biệt này, màng RO LG BW 400 AFR có thể loại bỏ đến 99,89% các muối khoáng, tạp chất hữu cơ, vi sinh vật và các chất ô nhiễm khác trong nguồn nước thải đã qua xử lý sơ bộ. Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 08-1:2018/BYT, phù hợp để tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, sản xuất…

Các cuộn màng RO được lắp đặt bên trong vỏ màng lọc RO Pentair Codeline, được thiết kế đặc biệt bằng vật liệu cao cấp có khả năng chịu được áp lực vận hành cao. Cấu trúc vỏ này giúp bảo vệ màng RO khỏi các tác động, va đập từ bên ngoài, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rò rỉ nước trong quá trình vận hành hệ thống. Nhờ đó, tuổi thọ của màng RO được kéo dài, hoạt động ổn định và an toàn hơn.

Với sự kết hợp giữa công nghệ TFN hiện đại chống bám bẩn và vỏ màng đặc biệt chịu áp lực cao, giai đoạn xử lý chính bằng RO đảm bảo xử lý nguồn nước thải hiệu quả để đạt tiêu chuẩn nước sạch cho các mục đích tái sử dụng khác nhau.

Sơ đồ công nghệ tái sử dụng nước thải
Sơ đồ công nghệ tái sử dụng nước thải

4. Lợi ích tái sử dụng nước thải mang lại

Ngày nay, với sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngọt ngày càng lớn, việc xử lý tái sử dụng nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Lượng nước thải sau khi được xử lý đúng cách có thể trở thành một nguồn nước quý giá để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:

  • Góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt quý giá. Việc này giúp chúng ta có thể giảm sự phụ thuộc và áp lực lên nguồn nước ngọt, từ đó góp phần duy trì sự cân bằng của tài nguyên nước ngọt trên toàn cầu.
  • Tái sử dụng nước thải trong công nghiệp làm giảm thiểu chi phí liên quan đến việc xử lý và xả thải nước thải. Bằng cách sử dụng lại nước thải, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí về xử lý và xả thải, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống xử lý nước thải.
  • Khi lượng nước thải xả ra môi trường giảm đi, điều này sẽ hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của việc xả thải lên môi trường nước, sinh thái và hệ sinh thái tự nhiên. Việc này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và duy trì sự cân bằng sinh thái.
  • Các doanh nghiệp áp dụng tái sử dụng nước thải có thể đạt được các chứng chỉ về môi trường như chứng chỉ xanh, chứng chỉ đồng hành cùng môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và môi trường. Điều này giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường.
Tái sử dụng nước thải trong công nghiệp và sinh hoạt mang đến nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế
Tái sử dụng nước thải trong công nghiệp và sinh hoạt mang đến nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế

5. Câu hỏi thường gặp về tái sử dụng nước thải

Hãy khám phá các câu hỏi thường gặp liên quan đến việc tái sử dụng nước thải qua thông tin dưới đây:

Tái sử dụng nước thải có an toàn cho sức khỏe không?

Với quá trình xử lý và kiểm soát phù hợp, nước thải tái sử dụng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn cho sử dụng trong các mục đích như tưới tiêu hoặc làm mát.

Quá trình xử lý nước thải tái sử dụng có tốn kém không?

Quá trình này có thể tốn kém đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống xử lý nước phức tạp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chi phí hoạt động và duy trì hệ thống tái sử dụng nước thải có thể thấp hơn so với việc cung cấp nước mới từ các nguồn tự nhiên.

Có những rủi ro nào liên quan đến việc tái sử dụng nước thải?

Mặc dù quá trình xử lý nước thải tái sử dụng thường được thiết kế để loại bỏ các chất độc hại và vi khuẩn, nhưng vẫn có nguy cơ về vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ và hóa chất còn lại trong nước thải. Điều này cần được kiểm soát và giám sát cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

Như vậy, tái sử dụng nước thải không chỉ là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước mà còn mang đến nhiều lợi ích kinh tế và môi trường cho doanh nghiệp. Với những tiến bộ không ngừng của công nghệ, tái sử dụng nước thải ngày càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy liên hệ với ATS Water Technology ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về các giải pháp tái sử dụng nước thải phù hợp với nhu cầu của bạn.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NƯỚC ATS